CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ TMH | Email: info@tmh-co.vn / Email: moitruong@tmh-co.vn | |

Hiệu quả chế phẩm sinh học: Cần sự hưởng ứng từ người sử dụng

Hợp tác xã Quý Long, thôn Hòa Mục 2, xã Thái Long (TP Tuyên Quang) chăn nuôi lợn đen trên nền đệm lót sinh học bảo đảm vệ sinh môi trường.

Share and Enjoy !

0Shares
0
Hợp tác xã Quý Long, thôn Hòa Mục 2, xã Thái Long (TP Tuyên Quang) chăn nuôi lợn đen trên nền đệm lót sinh học bảo đảm vệ sinh môi trường.
Hợp tác xã Quý Long, thôn Hòa Mục 2, xã Thái Long (TP Tuyên Quang) chăn nuôi lợn đen trên nền đệm lót sinh học bảo đảm vệ sinh môi trường.

Chế phẩm sinh học là một loại men vi sinh, có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên như các loại nấm, vi khuẩn, côn trùng nhỏ… có lợi cho sự phát triển của vật nuôi, cây trồng, môi trường sống xung quanh (không khí, nguồn nước, đất) mà vẫn đảm bảo cho sức khỏe con người. Chế phẩm sinh học có những tính năng nổi trội, như: Không làm hại kết cấu đất, góp phần tăng độ phì nhiêu của đất, tiêu diệt côn trùng, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng của cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt, việc sử dụng chế phẩm vi sinh có ý nghĩa xã hội rất lớn.

Hàng năm, các cấp các ngành đều xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng các loại chế phẩm sinh học vào thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Tiêu biểu như mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh AT-YTB được sản xuất bởi Trung tâm Dịch vụ KHKT Y Dược Trường Đại học Y Thái Bình để xử lý rác thải trên 2 bãi rác tập trung là thị trấn Tân Yên (Hàm Yên) và bãi rác xã Phúc Ứng (Sơn Dương) và 2 bãi rác phân tán là bãi rác khu vực chợ xã Phù Lưu (Hàm Yên) và bãi rác xã Tân Trào (Sơn Dương). Chế phẩm vi sinh AT-YTB được Bộ Tài nguyên -Môi trường thẩm định, cấp phép chứng nhận lưu hành. Kết quả xử lý rác thải cho thấy khi sử dụng chế phẩm vi sinh AT-YTB tại 4 bãi rác các mẫu phân tích môi trường, không khí, các mẫu vô cơ, hữu cơ và nước rỉ rác ở cả 4 bãi rác đều cho các thông số, chỉ tiêu ô nhiễm giảm so với trước khi xử lý và thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép. Trong đó việc sử dụng chế phẩm sinh học chất giữ ẩm AMS-1 do Viện Hóa học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) sản xuất bằng phương pháp lên men xốp trên cơ chất bột sắn trong trồng chè tại xã Mỹ Bằng và Công ty CP Chè Mỹ Lâm đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng chè.

Chất giữ ẩm AMS-1 còn có nhiều tác dụng trong sản xuất nông nghiệp như tham gia vào quá trình cải thiện đất trồng cả về lý tính và hóa tính, được sử dụng như một loại compost để gieo ươm cây giống trong túi bầu hoặc trồng hoa, cây cảnh trong chậu, sử dụng AMS-1 trong việc tạo gen giữ ẩm, chống mất nước của cây trồng trong quá trình vận chuyển đi xa. Hay việc sử dụng chế phẩm sinh học BALASA NO1 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà đem lại hiệu quả thiết thực… Trong quá trình đưa vào thử nghiệm, ứng dụng đại trà các ngành, các cấp đều mở lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Về cơ bản, các chế phẩm này dễ áp dụng, cho hiệu quả sản xuất rất tốt, chủng loại đa dạng để người dân lựa chọn theo nhu cầu.

Mục đích lớn hơn của việc sử dụng các chế phẩm sinh học này là thay đổi thói quen, ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Hiện nay, việc duy trì, nhân rộng các mô hình này lại gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các hộ sản xuât nhỏ lẻ chưa có điều kiện sử dụng thường xuyên, trong khi đó chi phí mua các chế phẩm sinh học đối với người dân là khá cao. Chỉ một số mô hình hộ dân làm điểm cho các địa phương mới được hưởng cơ chế chính sách hỗ trợ của các ngành chức năng. Dù biết hiệu quả tốt, nhưng nông dân không còn mặn mà với hướng sản xuất nông nghiệp an toàn sinh học, nên ngay khi không được hưởng hỗ trợ, họ không muốn đầu tư cho các loại chế phẩm này. Việc sử dụng chế phẩm sinh học thương xuyên hiện chỉ tập trung ở một số hộ trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn, khi người dân chấp nhận đầu tư cao để bảo đảm ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, điều quan trọng là chính quyền và các tổ chức đoàn thể cơ sở, như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, MTTQ… tăng cường vào cuộc, phối hợp tuyên truyền, vận động người dân sử dụng các loại chế phẩm sinh học, các chế phẩm vi sinh để nâng cao năng suất, chất lượng. Việc sản xuất nông sản an toàn là một trong những giải pháp đã được nhấn mạnh, tập trung thực hiện trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.              

Bài, ảnh: Hải Hương



0Shares
0