CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ TMH | Email: info@tmh-co.vn / Email: moitruong@tmh-co.vn | |

Quản lý rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa và cân bằng dinh dưỡng trong đất trồng lúa

Quản lý rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa và cân bằng dinh dưỡng trong đất trồng lúa

Share and Enjoy !

0Shares
0

Người ta thấy rằng, với năng suất lúa khoảng 9 tấn/ ha, nếu lấy rơn rạ ra khỏi đồng lúa sau mỗi vụ thu hoạch ta đã làm mất đi 55kg N và gần 160 kg K2O/ ha/vụ ngoài khoản mất đi do năng suất lúa. Ngoài 2 nguyên tố dinh dưỡng chính này còn nhiều nguyên tố khác cũng mất đi cùng với rơm rạ. Đây là một con số không thể không làm người nông dân quan tâm suy nghĩ về cách quản lý rơn rạ của mình.

Theo tính toán cho thấy, nếu rơm rạ được trả lại cho đất trong vòng 5 vụ thì lượng N cần bón cho lúa mỗi vụ có thể giảm được gần 30 kgN/ ha. Hơn thế nữa, nếu rơm rạ được trả lại cho đất thì trong 2 năm đầu năng suất lúa không phản ứng với phân kali bón vào, trong khi ở các công thức lấy rơn rạ ra khỏi ruộng lúa thì bón kali vẫn có hiệu quả. Tuy nhiên đến năm thứ 3 thì cả công thức lấy rơn rạ ra khỏi ruộng và công thức trả lại rơm rạ đều phản ứng dương tính với việc bón phân kali.

Xem xét về ảnh hưởng của hàm lượng kali trong đất đến năng suất lúa cho thấy rằng, hàm lượng kali trao đổi trong đất (chiết bằng ammonium acetate, 1 mol/ lít) nhỏ hơn 60 ppm thì việc bón kali luôn có hiệu quả. Tuy nhiên khi ta trả lại rơm rạ cho đất thì chỉ số này có thể chưa làm cho cây lúa có phản ứng dương với kali.

Qua 3 năm các tác giả nghiên cứu trên vùng trồng lúa ở Califonia (Mỹ) đã cho thấy rằng hạt lúa lấy đi khoảng 45 kg K2O/ ha/ năm (1 vụ/ năm), trong khi rơm rạ lấy đi khoảng gần 160 kg. Khi cả rơm rạ và hạt lúa được lấy đi khỏi ruộng thì lượng kali mất đi khoảng 210kg K2O/ ha/ vụ. Với lượng lớn kali bị lấy đi như thế này thì dù có bón liều lượng kali thật cao (ví dụ 150kg K2O/ ha) thì cũng chưa bù đắp được cho cây lúa có một nền dinh dưỡng kali bền vững để có thể đạt được năng suất cao ở các vụ sau. Nếu trả lại rơm rạ cho ruộng lúa thì lượng bón kali hàng vụ có thể đủ để cân bằng dinh dưỡng kali cho cây lúa. Ngoài ra nhiều nguyên tố dinh dưỡng khác cũng được trả lại đất cùng rơm rạ, góp phần làm bền vững thêm cần bằng dinh dưỡng trong đất lúa.

Bảng sau đây sẽ cho thấy giá trị của rơm rạ, nếu nó được trả lại cho đất sau mỗi vụ.
Một số nguyên tố dinh dưỡng chính cây lúa lấy đi từ đất sau mỗi vụ,

Loại dinh dưỡng Tỷ lệ với năng suất kg/% * Lượng lấy đi với năng suất 9 tấn / ha, kg Tổng số d2 lấy đi (kg/ha)
Rơm rạ Hạt lúa Rơm rạ Hạt lúa
N 0,63 1,27 55 115 170
P205 0,23 0,67 20 60 80
K20 1,80 0,54 160 50 210
Si 11 2,10 1000 190 1190

(TS. Lê Xuân Đính – Công ty Cổ Phần Phân Bón Miền Nam).

Chú thích:

* Ở đây các tác giả quy đổi tỷ lệ hàm lượng các chất dinh dưỡng theo năng suất lúa.

Như vậy rơm rạ là một nguồn dinh dưỡng quý cho cây lúa và việc trả nó trở lại cho đất là một việc làm vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến việc duy trì cân bằng dinh dưỡng trong đất, làm cơ sở cho việc thâm canh tăng năng suất lâu dài và tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. Mang rơm rạ ra khỏi đồng ruộng mà không trả lại cho nó, sẽ lấy đi của đất một số lượng dinh dưỡng lớn mà phân bón hàng năm khó bù đắp được.



0Shares
0