CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ TMH | Email: info@tmh-co.vn / Email: moitruong@tmh-co.vn | |

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học: Giải pháp toàn diện

Quản lý rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa và cân bằng dinh dưỡng trong đất trồng lúa

Share and Enjoy !

0Shares
0

Hiện nay, diện tích gieo cấy lúa cả năm của tỉnh ước đạt 47 nghìn ha, như vậy có khoảng trên 4,7 triệu tấn rơm rạ khô mỗi năm. Đây là nguồn nguyên liệu quý nếu sử dụng hợp lý làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Song do nhu cầu sử dụng thấp nên sau mỗi vụ thu hoạch, có khoảng 80% lượng rơm rạ bị đốt hủy hoặc thả xuống dòng chảy gây ô nhiễm môi trường, phá hủy các công trình công cộng, hạn chế tầm nhìn gây tai nạn giao thông, đặc biệt gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng sau thu hoạch là một hoạt động gây nhiều tác hại và lãng phí. Các chất hữu cơ trong rơm rạ trong quá trình đốt sẽ biến thành các chất vô cơ làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơi. Quá trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát được lượng dioxid carbon (CO2) cùng với CO, CH4, NO2, SO2,… các khí trên đều rất có hại cho sức khỏe con người và làm tăng mức thải khí nhà kính vào bầu khí quyển.

Bên cạnh đó, rơm rạ là nguồn chất hữu cơ khổng lồ, chiếm đến 50% trọng lượng của cây lúa, mỗi hecta trồng lúa có 10-12 tấn rơm rạ. Nếu không xử lý tốt không những không tận dụng nguồn hữu cơ mà còn gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, diện tích gieo cấy lúa cả năm của tỉnh ước đạt 47 nghìn ha, như vậy có khoảng trên 4,7 triệu tấn rơm rạ khô mỗi năm. Đây là nguồn nguyên liệu quý nếu sử dụng hợp lý làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Song do nhu cầu sử dụng thấp nên sau mỗi vụ thu hoạch, có khoảng 80% lượng rơm rạ bị đốt hủy hoặc thả xuống dòng chảy gây ô nhiễm môi trường, phá hủy các công trình công cộng, hạn chế tầm nhìn gây tai nạn giao thông, đặc biệt gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Vụ mùa năm 2014, Công ty TNHH MTV Sinh học Nông nghiệp Văn Giang – Viện Di truyền Nông nghiệp đã triển khai ứng dụng chế phẩm sinh học AT Bio-decomposer và Công ty TNHH XNK Linh Lam đã triển khai mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh AT-YTB phun trực tiếp vào rơm rạ sau khi thu hoạch trên đồng ruộng tại Đông Triều với tổng diện tích được xử lý 10 ha; kết quả thực hiện cho thấy ruộng được phun chế phẩm sau 1 – 2 tuần rơm rạ phân hủy 90-100%, đối với chế phẩm AT-YTB sau phun xử lý kết hợp với làm đất lần 1, sau 1 tuần hầu hết rơm rạ đều phân hủy, hạn chế mùi hôi thối do rơm rạ phân hủy nhanh đồng thời tạo ra nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng giúp cho đồng ruộng dễ gieo cấy hơn. Kết quả đánh giá nghiệm thu cuối vụ tại các điểm vụ mùa năm 2014 cho thấy tại những vùng có sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ nâng cao năng suất từ 10-15%, cải tạo đất và môi trường.

Để việc ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ sau thu hoạch đảm bảo hiệu quả, hạn chế việc đốt rơm rạ của người dân, tạo nguồn phân bón hữu cơ, góp phần cải thiện môi trường tại các vùng chuyên canh trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Ninh đã trình UBND tỉnh và được chấp thuận đầu tư mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học AT-YTB để xử lý rơm rạ sau thu hoạch trong năm 2015 tại thị xã Đông Triều và Quảng Yên (2 vùng trồng lúa lớn nhất của tỉnh).

Nội dung triển khai

Thực hiện nhiệm vụ do Sở Nông nghiệp & PTNT giao, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ninh đã phối hợp với Phòng Kinh tế các địa phương trên tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai thực hiện mô hình. Theo đó, tại thị xã Đông Triều chọn xã Bình Dương và Nguyễn Huệ với qui mô 25 ha/xã, tổng số hộ tham gia 659 hộ, tại Quảng Yên chọn xã Sông Khoai với qui mô 20 ha, 169 hộ tham gia. Các điểm triển khai thực hiện mô hình được gắn với các vùng qui hoạch cánh đồng mẫu nên cơ bản thuận tiện cho việc kiểm tra, chăm sóc, theo dõi.

Mô hình sử dụng chế phẩm AT-YTB do Công ty TNHH XNK Linh Lam cung cấp. Đây là sản phẩm do Đại học Y Thái Bình nghiên cứu và đã được ứng dụng tại nhiều địa phương thành công. Nông dân tham gia mô hình được tập huấn qui trình kỹ thuật, được hỗ trợ 100% chế phẩm để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng. Các đơn vị có liên quan cử cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn theo dõi, giám sát, chỉ đạo sản xuất; phát hiện và phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong cả quá trình thực hiện mô hình. Toàn bộ diện tích mô hình được xử lý bằng hình thức bón chế phẩm giai đoạn bừa ngả lần đầu. Thời gian bón chế phẩm theo lịch làm đất tại các địa phương. Lượng chế phẩm xử lý là 400 gam/sào. Quá trình chăm sóc lúa của nông dân theo lịch chỉ đạo chăm sóc của từng địa phương.

Kết quả mô hình

Qua theo dõi cho thấy diện tích không được xử lý hoặc xử lý bằng vôi sau bừa ngả 7-10 ngày hầu như thân rạ còn nguyên, rạ mới mềm và còn độ dai, bùn màu đen, có mùi tanh hôi do khí H2S, SOgây ra; với ruộng được xử lý bằng chế phẩm vi sinh AT-YTB, sau 10 ngày rơm rạ đã được phân hủy hết, nền ruộng xốp, lội chân xuống bùn lún sâu, có nhiều bọt nước cho thấy lớp rơm rạ đã hoai mục, đất xốp, hàm lượng oxi trong đất tăng, lớp rạ đã được xử lý có màu nâu, bùn ruộng mát, mềm hơn so với ruộng không được xử lý, ruộng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để cấy. Đồng ruộng giảm mùi tanh hôi do các khí phân hủy rơm rạ gây ra rõ rệt.

Về sinh trưởng cây cho thấy, ruộng được xử lý chế phẩm AT-YTB rơm rạ phân hủy nhanh hơn nên trong quá trình sau cấy ruộng không còn các khí độc (SO2, COx, H2S,…) trong đất nên tạo điều kiện bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, tăng độ phì nhiêu, tăng chất khoáng và vi sinh vật hữu ích cho đất, cải tạo đất nên lúa nhanh bén rễ hồi xanh. Rễ lúa sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây, giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, cây lúa xanh bền, trỗ tập trung và rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa từ 3 – 5 ngày. Ngoài ra, tại những ruộng được xử lý chế phẩm đã làm giảm ốc bươu vàng gây hại so với ruộng không được xử lý. Đánh giá tại những vùng được xử lý từ 2-3 vụ liên tục hầu hết lượng ốc bươu vàng hầu như không còn trên đồng ruộng.

Đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy sử dụng chế phẩm vi sinh AT-YTB xử lý rơm rạ cây lúa sinh trưởng tốt, giảm số lần phun trừ sâu bệnh, tăng năng suất so với đối chứng từ 10 – 20 kg/sào, cho lãi cao hơn diện tích không xử lý khoảng 70.000 đồng/sào (1.5 triệu đồng/ha). Mặt khác, theo khuyến cáo của nhà sản xuất nếu sử dụng liên tục trong nhiều vụ liên tiếp sẽ giảm được 15- 30 % lượng phân bón cho cây trồng do lượng phân bón đó đã được bổ sung từ nguồn phân hữu cơ do rơm rạ phân hủy tạo thành.

Như vậy có thể thấy rằng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học AT-YTB xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch là mô hình đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả bền vững lâu dài. Ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch đã bước đầu cho thấy hiệu quả về bảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Hiệu quả mô hình là cơ sở để khẳng định và tuyên truyền đến nông dân trong và ngoài vùng học hỏi, ứng dụng vào sản xuất tại các địa phương. Mô hình đã dần thay đổi nhận thức của người nông dân trong sản xuất tập trung, công tác bảo vệ môi trường. Khả năng phân hủy nhanh rơm rạ của chế phẩm cũng giúp giảm sức ép mùa vụ, nhất là giữa vụ xuân.

Chu Văn Trí (Trung tâm KN – KN)



0Shares
0