CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ TMH | Email: info@tmh-co.vn / Email: moitruong@tmh-co.vn | |

Báo cáo kết quả mô hình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh AT-YTB

Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh at-ytb

Share and Enjoy !

0Shares
0

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vụ xuân năm 2014, thu hoạch muộn hơn 10 ngày so với năm trước nên tạo áp lực lớn về thời vụ, nhất là khâu làm đất. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: rơm rạ sau khi bừa ngả 25 ngày mới phân hủy hoàn toàn, nhưng do tính chất thời vụ, thời gian từ làm đất chuẩn bị cho vụ mùa năm rất ngắn, nên chưa đủ thời gian để rơm rạ có thể phân hủy được. Nếu rơm rạ trên đồng ruộng chưa phân hủy hoai mục người nông dân đã cấy lúa thì cây lúa dễ bị bệnh nghẹt rễ, do khi phân hủy rơm rạ sẽ thải ra các chất độc SH2, CH4 … đây là những khí độc, rễ lúa gặp phải các chất này gây ngộ độc: rễ thâm đen, có mùi hôi, lá ngả vàng….

Trước tình hình thực tế trên, để xử lý rơm rạ phân hủy nhanh, hạn chế bệnh vàng lá nghẹt rễ, vụ mùa năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư phối hợp với Công ty TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ TMH (đơn vị độc quyền phân phối chế phẩm vi sinh AT-YTB) đã ứng dụng xây dựng mô hình: Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh AT-YTB tại xã Việt Tiến, Huyện Vĩnh Bảo.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Quy mô, địa điểm.

  • Quy mô: 5ha
  • Số hộ: 71 hộ
  • Địa điểm: thôn 9, Việt Tiến, Vĩnh Bảo.
  • Giống lúa: TBR225

2. Các biện pháp kỹ thuật xử lý rơm rạ

400 g chế phẩm vi sinh AT-YTB sử dụng cho 1 sào ruộng gặt lửng,
Rắc đều chế phẩm vi sinh AT-YTB trên bề mặt ruộng đã bơm nước, khi bừa ngả chế phẩm vi sinh sẽ được trộn đều vào rơm rạ, bùn cấy.

3. Kết quả theo dõi mô hình

a) Theo dõi sự phân huỷ của rơm rạ

STT Phương pháp xử lý Kết quả
5 ngày sau bừa ngả 10 ngày sau bừa ngả
1 Xử lý bằng chế phẩm vi sinh AT-YTB Rơm rạ mềm nhũn Thân rạ đã mềm nhũn và mủn ra như bùn
2 Xử lý bằng vôi Thân ra xơ cứng Thân rạ đang phân huỷ

Qua theo dõi kết quả trên chúng tôi nhận thấy: Tại ruộng bừa ngả (còn nguyên thân rạ) sau khi rắc chế phẩm vi sinh AT-YTB từ 5-7 ngày chế phẩm phát huy tác dụng đã phân hủy được hết rơm rạ trên ruộng làm mềm nhũn rạ. Khi lội chân xuống ruộng thấy bùn nhuyễn, mịn, mát dưới chân. Sau 10 ngày rơm rạ đã được phân hủy song, nền ruộng xốp, dẵm chân xuống lún, có nhiều bọt nước sủi nên chứng tỏ lớp rơm rạ nhanh mục, xốp đất, hàm lượng oxi trong đất tăng nhiều, thông thoáng, khi lấy lớp rạ đã được xử lý lên có màu nâu, ruộng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để cấy.

So sánh với ruộng xử lý bằng vôi cùng với thời gian trên, thân rạ vẫn còn cứng, lội xuống chân còn cảm giác bùn cứng, thô giáp, rạ còn đang phân hủy bốc mùi hôi, nền ruộng không có độ xốp, khi lấy rơm rạ phía dưới, rạ ngả màu nâu vàng nhưng vẫn còn cứng, ruộng chưa đạt tiêu chuẩn để cấy.

b) Theo dõi sinh trưởng của cây lúa

STT Chỉ tiêu ĐVT Xử lý bằng chế phẩm Xử lý bằng vôi
1 Thời gian từ cấy đến bén rễ hồi xanh Ngày 5 8
2 Thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh Ngày 10 15
3 Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh Ngày 32 32
4 Thời gian từ làm đòng đến trỗ Ngày 30 30
5 Thời gian từ trỗ đến thu hoạch Ngày 28 28
6 Tổng thời gian sinh trưởng Ngày 105 113

Chúng tôi nhận thấy tại ruộng có sử dụng chế phẩm vi sinh AT-YTB:

  • Kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, tăng độ phì nhiêu, tăng chất khoáng và vi sinh vật hữu ích cho đất, cải tạo đất nên ruộng tơi xốp lúa dễ bén rễ hồi xanh nhanh. Rễ lúa sinh trưởng phát triển tốt, chắc khỏe, màu vàng sáng. Rễ lúa ăn khỏe giúp cây lúa hút nước và chất dinh dưỡng nhanh để nuôi cây, giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, cây lúa xanh bền, trỗ tập trung, trỗ thoát nhanh, đồng thời rễ lúa ăn sâu giúp lúa chống đổ tốt.
  • Mặt khác việc xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh AT-YTB đã rút ngắn được thời gian phân hủy rơm rạ, đồng thời rút ngắn thời gian bén rễ hồi xanh của cây lúa từ đó rút ngắn tổng thời gian sinh trưởng của cấy lúa từ 3 – 5 ngày.
  • Còn dưới ruộng theo phương pháp dùng vôi: Kết quả mô hình trên cho thấy ruộng chưa đạt để cấy, hạn chế việc cải tạo đất và năng suất lúa.

c) Tình hình sâu bệnh qua các thời kỳ sinh trưởng

Giai đoạn sinh trưởng Vàng lá nghẹt rễ Khô vằn Cuốn lá nhỏ Bạc lá Rầy nâu
MH ĐC MH ĐC MH ĐC MH ĐC MH ĐC
Hồi xanh 0 + 0 0 0 0 0 0 0 0
Đẻ nhánh 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Làm đòng 0 0 0 + 0 0 +
Trổ-Chín 0 0 + + +

Ghi chú:

  • Dấu – : nhiễm nhẹ.
  • Dấu + : nhiễm trung bình
  • Chữ 0 : không nhiễm

Qua theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh của mô hình và đối chứng cho thấy khả năng kháng sâu bệnh lúa trên mô hình tốt hơn so với ruộng đối chứng.

Thời gian làm ruộng gấp từ vụ xuân sang vụ mùa, gốc rạ chưa phân huỷ kịp là nguyên nhân chính gây ra bệnh vàng lá nghẹt rễ, khi theo dõi trên ruộng xử lý chế phẩm không thấy hiện tượng lúa bị bệnh vàng lá nghẹt rẽ, trong khi với ruộng đối chứng lúa bị vàng lá nghẹt rễ ở mức độ trung bình, lá có hiện tượng ngả vàng một số rễ chuyển màu đen.

Ngoài ra khi theo dõi trên một số đối tượng sâu bệnh khác: Khô vằn, Bạc lá tỷ lệ nhiễm bệnh ruộng đối chứng cũng cao hơn so với ruộng sử dụng chế phẩm vi sinh AT-YTB xử lý rơm rạ.

Như vậy chế phẩm vi sinh AT-YTB đã tăng cường sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh, ức chế nhiều loại mầm bệnh, khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho đồng ruộng.

d) Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất

Chỉ tiêu ĐVT Xử lý bằng chế phẩm Xử lý bằng vôi
Số khóm/m2 Khóm 40 40
Số bông/khóm Bông 7 6,8
Số hạt/bông Hạt 200 198
Hạt chắc/bông Hạt 154 146
P1000 (gr) 21 21
Tỷ lệ lép % 23 26,2
NSLT (tạ/ha) 90,5 83,3
NSTT (tạ/ha) 70,6 60,4

Sử dụng chế phẩm vi sinh AT-YTB xử lý rơm rạ nhờ có các vi sinh vật tái tạo lại sự cân bằng sinh vật và vi sinh vật đất theo hướng có lợi tự nhiên nên lúa đẻ khoẻ, tỷ lệ dãnh hữu hiệu cao, số bông/m2 cao hơn với đối chứng nên năng suất cao hơn đối chứng 10,2 tạ/ha.

e) Hạch toán kinh tế trên 1 sào

TT Nội dung ĐVT Xử lý bằng chế phẩm AT-YTB Xử lý bằng vôi
Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền
I Chi phí 917.500 927.500
1 Giống kg 1,5 30.000 45.000 1,5 30.000 45.000
2 Phân bón 262.500 252.500
Chế phẩm vi sinh AT-YTB gói 1 60.000 60.000
Vôi bột kg 20 2.500 50.000
NPK đất hiếm lót kg 15 5.500 82.500 15 5.500 82.500
NPK đất hiếm thúc kg 15 8.000 120.000 15 8.000 120.000
3 Chi phí về công 610.000 630.000
Làm đất công 1 100.000 100.000 1 100.000 100.000
Gieo mạ công 1 100.000 100.000 1 100.000 100.000
Cấy công 1 200.000 200.000 1 200.000 200.000
Phun thuốc BVTV công 3 20.000 60.000 4 20.000 80.000
Giặt tuốt công 1 150.000 150.000 1 150.000 150.000
II Tổng thu kg 250 7.000 1.750.000 210 7.000 1.470.000
III Lãi 832.500 542.500

Qua hoạch toán kinh tế cho thấy sử dụng chế phẩm vi sinh AT-YTB xử lý rơm rạ cây lúa sinh trưởng tốt, giảm số lần phun trừ sâu bệnh, tăng năng suất so với đối chứng từ 4 – 5 kg/sào.
Lãi của MH: 832.500 đ/sào
Lãi của ĐC: 542.500 đ/sào

IV. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Sử dụng chế phẩm vi sinh AT-YTB xử lý rơm rạ cho thấy:

  • Chế phẩm vi sinh AT-YTB chứa nhiều chủng vi sinh vật có lợi giúp rơm rạ nhanh hoai mục, đất tơi xốp giúp cây lúa có bộ rễ phát triển mạnh, rễ dài và ăn sâu hơn so với ruộng xử lý bằng vôi bột.
  • Chế phẩm vi sinh AT-YTB Chuyển hóa nhanh lân khó tiêu thành dễ tiêu, hình thành các chất kích thích sinh trưởng, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, tăng độ phì nhiêu, tăng chất khoáng và vi sinh vật hữu ích cho đất, cải tạo đất giúp cây lúa sinh trưởng phát triển đồng đều, lá lúa dầy và cứng, lá có màu xanh sáng, hạn chế sâu bệnh, giảm công phun thuốc, chống đổ khá, bên cạnh đối chứng bón vôi bột lúa dễ đổ, bị nhiễm vàng lá nghẹt rễ, tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại cao.
  • Diện tích lúa xử lý rơm rạ lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung, lúa trỗ gọn và trỗ tập trung, trỗ thoát nhanh rút ngắn thời gian sinh trưởng so với bón vôi từ 3- 5 ngày, năng suất tăng 5 – 10 tạ/ha.
    Ngoài ra sử dụng chế phẩm vi sinh AT–YTB tiện ích, dễ sử dụng, giảm số lần phun thuốc BVTV, giảm bón phân hóa học, giảm ô nhiễm môi trường, cải tạo đất kịp thời, toàn diện tạo ra sản phẩm sạch an toàn cho sức khỏe cộng đồng, góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững.
  • Hiện nay một số địa phương đang sử dụng chế phẩm vi sinh này trên đồng ruộng đã hạn chế được nhiều tác hại khác như cỏ, ốc bưu vàng (giảm công sức mà không phải dùng thuốc hóa chất). Trung tâm khuyến nông khuyến ngư sẽ nghiên cứu thêm được ứng dụng phát huy tác dụng hiệu quả chế phẩm vi sinh AT-YTB trên thực tế.

2. Đề nghị:

Chế phẩm vi sinh AT – YTB được theo dõi và đánh giá là chế phẩm có tác dụng xử lý rơm rạ, phân hủy nhanh rơm rạ tiếp tục khuyến cáo tới bà con nông dân sử dụng để đưa vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Nguồn: TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ (SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẢI PHÒNG)



0Shares
0